Chữa trị, chăm sóc,
và ngăn ngừa
Sức khỏe của bệnh nhân thường rất yếu vì mất sức sau khi phẫu thuật, lúc này bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo và người nhà nên tập cho bệnh nhân những động tác vận động phù hợp để tránh bị tai biến và sức khỏe cũng như vết mổ nhanh hồi phục. Vì vậy các bài tập phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật rất cần thiết cho bệnh nhân, người nhà nên tham khảo, tìm hiểu để có chế độ chăm sóc thích hợp với người thân của mình.
Sau khi trải qua phẫu thuật, dù là phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật hở thì bệnh nhân cũng nên tập những bài vận động phù hợp. Những động tác vận động nhẹ nhàng phù hợp với bệnh nhân sau phẫu thuật có tác dụng:
– Giúp cơ thể người bệnh chóng lành vết mổ, nhanh phục hồi sức đề kháng và lấy lại sức khỏe ban đầu.
– Vận động sau phẫu thuật giúp bệnh nhân tránh được những tai biến có thể xảy ra như dính ruột, tắt ruột sau mổ….
– Đào thải những chất tiết ở phổi và đường hô hấp, gia tăng sự giãn nở của phổi.
– Ngăn ngừa sự kết dính của các mô, tổ chức, cơ quan xung quanh và tại vùng phẩu thuật sau mổ, ngăn ngừa biến dạng cột sống.
– Duy trì tầm vận động đai vai và khớp vai; ngăn ngừa teo cơ và yếu cơ.
– Hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu; giúp nhu động ruột hoạt động trở lại bình thường.
Các bài tập hợp lý sau phẫu thuật giúp cơ thể người bệnh mau phục hồi sức khỏe
Thở đúng cách giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau mổ, việc này sẽ giúp cảm giác đau giảm nhanh hơn và vết thương chóng lành hơn.
Vận động cơ sẽ giúp làm ấm cơ thể, khiến mạch máu lưu thông tốt hơn. Nên tập cử động tăng dần, thời lượng cũng tăng lên mỗi ngày; bắt đầu từ bàn tay/chân đến cẳng tay/chân, di chuyển dần vào cánh tay, vai, đùi, háng; kế tiếp là nghiêng người sang trái, phải; ngồi dậy và đi lại.
Một số bài tập tham khảo khác:
– Đi bộ: Bạn nên bắt đầu đi thật chậm (20 bước/phút) rồi đến chậm (30 – 40 bước/phút) và tăng dần tốc độ theo thời gian (tối đa 70 bước/phút) sau phẫu thuật. Nên trang bị một đôi giày tốt, êm ái và không quên mang theo nước uống.
– Kéo căng các khớp và cơ thể: khởi động nhẹ từ 3-5 phút trước khi bắt đầu. Bạn có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ, vươn đôi tay lên cao, sang hai bên hoặc nắm lấy hai ngón chân cái. Sau đó kéo căng tay và giữ nguyên tư thế trong vòng 10-20 giây trước khi thả. Động tác này giúp giảm độ cứng của khớp, tăng tính linh hoạt của khớp và khả năng vận động.
– Đạp xe đạp: Dành cho những bệnh nhân sau mổ vài ngày (sau ít nhất 5 ngày tùy vào thể trạng), vì lúc này vết thương đã bớt đau. Đi xe đạp là cách đơn giản để trái tim và khớp xương vận động nhịp nhàng, tăng cường sức khỏe tổng thể. Có thể đạp xe trực tiếp hoặc đến phòng tập nhé.
Bệnh nhân ngoài tập những bài tập phục hồi chức năng sau khi mổ, cần có chế độ ăn phù hợp để tránh teo cơ, mau hồi phục vết thương, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơ thể. Tùy theo loại phẫu thuật mà việc nuôi dưỡng sẽ khác nhau.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn phù hợp để tránh teo cơ, mau hồi phục vết thương, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơ thể
Ngay sau khi mổ, bệnh nhân cần dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau khi bệnh nhân có thể xì hơi thì bắt đầu cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần, giảm dần dịch truyền. Sau đó, cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.
Chế độ luyện tập sau mổ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh thời gian phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Tùy theo từng giai đoạn hậu phẫu và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi sau mổ phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người nhà nên chăm sóc bệnh nhân tận tình, có thể kết hợp với tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ và nên tái khám đúng hẹn để việc theo dõi phục hồi đạt được kết quả tốt nhất.
Bs. Nguyễn Vũ Linh
Bác sỹ Đa Khoa
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk
Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://new.vinamilk.com.vn/collections/all-products?from=corpweb&old-path=pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold
Hotline Tổng đài tư vấn
1900 545 425