Nguyên nhân, biến chứng
& phân loại
bệnh tiểu đường
Những biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về các biến chứng và phòng ngừa thích hợp để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.
1. Bệnh tim mạch
Bệnh đái tháo đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó tim mạch và đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra xơ vữa động mạch gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường .
2. Các bệnh về huyết áp
Tăng huyết áp rất thường gặp ở người bị đái tháo đường, và người bệnh có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Biện pháp điều trị quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp là cần phải vừa đảm bảo bình ổn cả chỉ số đường huyết lẫn chỉ số huyết áp, như vậy mới giảm được các biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong.
3. Vết thương dễ bị nhiễm trùng
Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường không bị đái tháo đường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn . Hơn nữa, đái tháo đường kiểm soát kém có thể dẫn đến biến chứng thần kinh gây ra mất cảm giác, bệnh nhân dễ bị vết thương hơn từ đó nhiễm trùng xâm nhập và lan rộng. Hậu quả có thể bị cắt chân nếu hoại tử nhiễm trùng nặng nếu điều trị không đúng cách.
4. Bệnh về mắt
Bệnh đái tháo đường còn gây các biến chứng về mắt như tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và có thể chảy máu gây ra mù loà. Ngoài ra còn một số biến chứng mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực của người bệnh. Vì vậy người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc mắt cẩn thận và đi khám mắt định kỳ hàng năm.
5. Suy thận
Biến chứng thận cũng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu cao kéo dài. Hậu quả của suy thận có thể tiến triển xấu tới mức thận không hoạt động và cơ thể ứ đọng nhiều chất gây hại cho cơ thể. Ở giai đoạn bệnh thận nặng, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để duy trì sự sống, điều này rất tốn kém và làm chất lượng sống giảm nhiều. Để phòng ngừa bệnh thận, người bệnh đái tháo đường cần trao đổi với bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.
Ba việc quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường để ngăn ngừa các biến chứng chính là vận động, chế độ dinh dưỡng phù hợp và kết hợp dùng thuốc giảm đường huyết. Tập thể dục hằng ngày không chỉ giúp giảm cân mà còn có tác dụng giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn để chuyển hoá đường glucose thành năng lượng cho các tế bào, giúp cơ thể hoạt động khoẻ mạnh. Thói quen đi bộ, bơi lội là những bài tập vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh đái tháo đường .
Đi bộ là bài tập vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh đái tháo đường
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thông qua việc tập thể dục đều đặn và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về các biến chứng của bệnh đái tháo đường qua bài viết trên và có cách thay đổi lối sống phù hợp giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
TS.BS Trần Quang Nam
Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM
Mua ngay Sure Diecerna tại đây: https://new.vinamilk.com.vn/collections/all-products?from=corpweb&old-path=collections/sua-bot-sure-diecerna
Nghiên cứu lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia có chỉ số đường huyết thấp GI = 27,6, giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Hotline Tổng đài tư vấn
1900 545 425