Mẹ chuẩn bị gì khi bé đi nhà trẻ?
Vào tuổi đi mẫu giáo, trẻ nhỏ thường quấy khóc và biếng ăn. Việc bé tiếp xúc nhiều hơn với môi trường lạ cũng là dịp cho các mầm bệnh lây lan và phát triển khiến bé dễ bệnh. Trước mối lo này, mẹ cần biết chuẩn bị tâm lý cho trẻ và trang bị sẵn kiến thức về phòng ngừa bệnh, tăng cường đề kháng để giúp bé vui khỏe mùa tựu trường.
Từ 2-5 tuổi khi bắt đầu vào mẫu giáo, trẻ nhỏ sợ xa cha mẹ, ngại giao tiếp với người lạ và cảm thấy lạ lẫm với môi trường mới nên thường e dè, bám mẹ không chịu đến lớp, dễ lo lắng và quấy khóc. Đôi khi, việc nhớ bố mẹ và căng thẳng tâm lý còn khiến bé biếng ăn, thụ động giao tiếp hơn ở nhà trẻ, gây nên sụt cân và tính tình thay đổi ở bé.
Trẻ nhỏ sợ xa cha mẹ, ngại giao tiếp nên thường e dè, quấy khóc khi đi mẫu giáo
Không chỉ thế, tuổi đi học đầu đời còn cho bé tiếp xúc và chia sẻ không gian sinh hoạt, ăn uống với nhiều người, nhiều vật hơn. Bé dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ chơi và dụng cụ học tập với bạn bè, đây có thể là điều kiện tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh tiềm ẩn trong môi trường, từ đó khiến bé dễ mắc phải những bệnh văt như cảm cúm, ốm sốt,…
Theo nghiên cứu và thống kê, trẻ đi mẫu giáo trước 2,5 tuổi thường mắc các bệnh lây nhiễm như ho, cảm nhiều hơn thời gian trẻ được chăm sóc ở nhà. Chia sẻ tại Hội thảo về miễn dịch cho trẻ nhỏ, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội cho biết, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non nớt, chưa hoàn thiện là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, lâu khỏi và hay tái phát lại. Hệ thống miễn dịch của bé lúc này chưa quen chống chọi với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, khả năng tiêu diệt các virus và vi khuẩn còn kém, nồng độ kháng thể trong máu cũng thấp hơn so với tuổi trưởng thành. Khi đó, môi trường nhà trẻ đông đúc, phức tạp và khó cách ly dễ dàng khiến bé lây nhiễm bệnh, đặc biệt là vào mùa dịch hoành hành, một trẻ bệnh sẽ kéo theo các bé khác bệnh cùng.
Môi trường nhà trẻ đông đúc, bé tiếp xúc và chia sẻ không gian sinh hoạt, ăn uống với nhiều người là nguy cơ lây nhiễm bệnh
Các chuyên gia gọi hiện tượng bé biếng ăn và ốm vặt thường xuyên hơn khi vào đổ tuổi mẫu giáo là “bệnh nhà trẻ”, hiện tượng này dường như đã không còn xa lạ với các phụ huynh có con nhỏ từ 2 đến 5 tuổi. Đây cũng chính là nỗi lo, nỗi băn khoăn khiến bài toán chăm sóc trẻ tuổi đi học trở nên “khó nhằn”, ám ảnh cha mẹ trong những năm tháng đi học đầu đời của bé.
Trước những lo lắng này, TS. Lê Minh Hương – Trưởng khoa miễn dịch Bệnh viện Nhi trung ương – khuyên cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, chuẩn bị tâm lý cho trẻ nhỏ, giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu sự cần thiết của việc đến trường để giúp bé vượt qua sợ hãi ban đầu. Trong sinh hoạt hằng ngày, mẹ cũng nên khuyến khích tính độc lập và tự tin của trẻ, động viên bé làm quen với đám đông, giao tiếp với bạn bè và thầy cô để xoa dịu những căng thẳng tâm lý, giúp trẻ mau chóng hoà hợp với trường lớp.
Cha mẹ khuyến khích bé tự tin giao tiếp, giúp trẻ mau chóng hòa hợp với trường lớp
Về thể chất, để chuẩn bị cho bé sức khỏe tốt và khả năng phòng ngừa bệnh trong môi trường học tập chung, cha mẹ nên bảo đảm giờ ngủ cho bé đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, cũng như tập cho bé các thói quen phòng ngừa bệnh như che mũi và miệng khi ho, hắt hơi, hoặc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Hơn thế nữa, mẹ cần chú ý tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho bé bằng dinh dưỡng trước thời gian đi nhà trẻ ít nhất một tháng. Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Kim Thoa – Trưởng khoa Nội Tổng Quát 1, Bệnh viện Nhi Đồng chia sẻ, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, chú trọng thực đơn giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất tăng sức đề kháng cho con trong bữa ăn hằng ngày bằng nhóm chất đạm trong thịt cá trứng, vitamin trong rau và trái cây, kẽm và sắt trong cá, nghêu, sò,… Mẹ cần nhớ rằng, sức đề kháng là lá chắn sinh học mạnh mẽ nhất bảo vệ bé con trong những ngày đến lớp.
Cần bổ sung dưỡng chất tăng sức đề kháng cho con trong bữa ăn hằng ngày
Một giải pháp hiệu quả khác trong việc tăng cường sức đề kháng cho bé tuổi đi học chính là bổ sung lợi khuẩn (hay Probiotic), Mẹ có biết rằng, đây là một trong những phương pháp giúp tăng cường đề kháng tiên tiến đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trong những năm gần đây? Bởi lợi khuẩn ( nhóm vi sinh vật có lợi) có khả năng tiêu diệt hại khuẩn (nhóm vi sinh vật có hại trong đường ruột), cân bằng hệ thống vi sinh trong cơ thể, từ đó kích thích hệ miễn dịch cũng như tăng tốc chuyển hoá và bài tiết chất độc, từ đó giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh vặt.
Bé vui khỏe, không sợ bệnh vặt khi tăng cường đề kháng bằng probiotics
Tại Việt Nam, sữa chua uống Probi của Vinamilk là sản phẩm sữa chua uống men sống bổ sung lợi khuẩn được tin dùng hàng đầu trên thị trường. Mỗi 100ml sữa chua uống men sống Probi có chứa đến 20 tỷ lợi khuẩnL. Casei 431® từ Đan Mạch – là chủng lợi khuẩn độc quyền đã được công nhận bởi tập đoàn men sống hàng đầu Châu Âu CHR Hansen về khả năng phòng ngừa cảm cúm và giảm sử dụng kháng sinh cho cơ thể. Năm 2013, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cũng công bố nghiên cứu công nhận rằng, sữa chua uống Probi giúp giảm tỷ lệ mắc cúm ở trẻ nhỏ từ 2-4 tuổi, tăng cường nồng độ miễn dịch, tăng đề kháng cho trẻ và cải thiện hiệu quả tình trạng biếng ăn. Đây cũng là sản phẩm được Tổng hội Y học Việt Nam khuyên dùng 2 chai mỗi ngày để tăng cường đề kháng, duy trì sức khỏe tối ưu cho bé.
Nguồn: Nghiên cứu lâm sàng – Hiệu quả sữa chua uống men sống Probi lên tình trạng dinh dưỡng và mắc cúm ở trẻ 2-5 tuổi tại một số xã tỉnh Hải Dương 2015-2016
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mẹ hãy giúp bé trang bị tâm lý tốt, sức khỏe tốt và cho bé sức đề kháng vững vàng nhất bằng sữa chua uống men sống Probi, để bé sẵn sàng đẩy lui bệnh tật, vui khỏe hồn nhiên trong những ngày cắp sách đến trường.