Cách chuẩn bị và nấu bột ăn dặm hợp vệ sinh và an toàn cho bé

19-08-2020

Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn rất non nớt, hệ miễn dịch còn yếu nên khi nấu cho bé mẹ cần chú trọng đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì nếu thực hiện đúng cách, mẹ có thể mang đến cho bé thật nhiều món ăn ngon và tránh được các bệnh về đường tiêu hóa nữa đấy. Mẹ cùng tham khảo cách nấu bột ăn dặm an toàn và hợp vệ sinh cho bé nhé.

  • 1. Giai đoạn chuẩn bị:
    • Rửa tay: Rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi nấu ăn là một việc rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Ngay cả bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuy được đút ăn nhưng trẻ sẽ hay quẹt tay lên miệng. Do đó mẹ có thể ẵm bé đi rửa tay hoặc nhúng khăn ướt lau tay cho con nhé.
    • Nơi chế biến: Đây là nơi thực ăn bị rơi rớt rất nhiều. Việc vệ sinh sạch sẽ bề mặt và khu vực nhà bếp sẽ tránh cho thức ăn bị nhiễm khuẩn. Mẹ nên dùng cây lau bằng nước nóng pha với xà phòng để dễ dàng làm sạch các vết bẩn.
    • Dụng cụ nấu ăn: Thớt và các dụng cụ cần được rửa thật sạch, tiệt trùng và phơi khô ở nơi khô thoáng. Nên sử dụng nồi inox hoặc thủy tinh để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là khi nấu các món có tính chua.
  • 2. Giai đoạn chế biến:

 

    • Rửa thực phẩm thật sạch trước khi nấu: Đa phần các loại thực phẩm sẽ được vệ sinh qua 4 bước:
      • Rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch để cuốn trôi bụi bẩn,…
      • Ngâm thực phẩm trong nước hoặc nước muối loãng để diệt khuẩn.
      • Rửa lại bằng nước sạch.
      • Cắt nhỏ thực phẩm trước khi chế biến với dao, kéo sạch.
    • Thức ăn sống và chín không nên để chung: Nên tách riêng để tránh nhiễm chéo, nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, nên trang bị 2 chiếc thớt riêng biệt để sử dụng cho 2 loại thực phẩm sống – chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Bảo quản và giữ thức ăn cho bé đúng cách: Cho trẻ ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu xong, tránh để lâu hơn. Mọi thức ăn nấu chín của bé khi nấu chín phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 5oC và không được để ở nhiệt độ thường quá 1 giờ đồng hồ. Chỉ được để tủ lạnh ngăn mát tối đa 24 giờ.
    • Làm sạch thức ăn bằng cách nấu chín: Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn đã nấu chín, hạn chế cho bé ăn rau sống hoặc thực phẩm ăn luôn vỏ để đảm bảo điều kiện tiệt trùng cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.

 

  • 3. Yêu cầu dinh dưỡng trong cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:

Khi chế biến bột ăn dặm cho bé mẹ cần phải đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

    • Nhóm đường bột: Nấu cháo gạo tẻ/ tấm khi mới bắt đầu ăn dặm. Không nên chọn gạo nếp vì nó sẽ gây đặc, rất khó ăn, mẹ cũng không nên trộn đậu xanh, hạt sen vào nấu cháo cho trẻ, vì có thể gây khó tiêu cho trẻ. Khi trẻ được 1 tuổi, đa dạng các món ăn bằng bún, súp, phở,.. để trẻ không bị biếng ăn, tạo cảm giác mới lạ và ngon miệng hơn.
    • Nhóm chất đạm: Giai đoạn đầu của ăn dặm, nên ăn thịt lợn nạc và lòng đỏ trứng gà vì giàu đạm. Sang đến tháng thứ 7, trẻ đã có thể bắt đầu tập ăn thịt bò, tôm, cua,…Và trên 1 tuổi, hãy cho trẻ ăn cả quả trứng, bao gồm cả lòng trắng và lòng đỏ.
    • Nhóm chất béo: Đối với trẻ ăn dặm, trẻ cần cả 2 loại dầu động vật (mỡ gà, dầu cá, mỡ heo,…) và dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…) theo tỉ lệ 1:1, nghĩa là sẽ có 1 bữa dầu thực vật xen kẽ với 1 bữa dầu động vật. Mẹ nên ưu tiên dầu mỡ từ cá và dầu thực vật.
    • Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong rau, củ, quả các loại. Lúc đầu mới ăn dặm chỉ nên cho 1 thìa rau/1 bát bột cháo, tăng từ từ lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ bị táo bón, mẹ có thể cho thêm nhiều rau vào mỗi bữa ăn của trẻ nhưng không quá nhiều vì trẻ vẫn cần được cung cấp năng lượng từ nguồn chất đạm. Còn đối với trẻ thừa cân, béo phì, mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau hơn là các loại thịt, cá để hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể.

 

  • 4. Cách chọn thức ăn dặm cho bé:
Những thực phẩm cho bé ăn dặm cần chọn lựa kỹ lưỡng, tươi sạch

Những thực phẩm cho bé ăn dặm cần chọn lựa kỹ lưỡng, tươi sạch

 

    • Giàu năng lượng và dinh dưỡng: nhất là các loại dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).
    • Sạch và an toàn: chọn thực phẩm không chứa chất hóa học/bảo quản, không chứa tác nhân gây bệnh, không chứa xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
    • Dễ chuẩn bị và dễ nấu.
    • Không nên cho trẻ ăn kem/kẹo, uống nước có gas hoặc ăn các món nghèo dinh dưỡng trong bữa ăn phụ để tránh làm hỏng răng và các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé rất quan trọng. Độ mềm – cứng của thức ăn, khẩu phần ăn phải dựa vào độ tuổi của bé. Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay vừa khỏi ốm, mẹ cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật như sữa mẹ, trứng, thịt, cá,.. hoặc cho bé sử dụng bột ăn dặm RiDIELAC của Vinamilk. Được chế biến từ các nguyên liệu sạch, tự nhiên, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ nên chịu khó thay đổi nhiều món để tránh việc bé bị chán ăn, đặc biệt hãy cho trẻ ăn những món yêu thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Ở các bữa ăn phụ mẹ có thể cho bé ăn trái cây nghiền, sữa chua, rau luộc, nước ép hoa quả,…và mẹ cần cho bé uống đủ nước đun sôi để nguội khi bắt đầu ăn dặm. Tuân thủ các nguyên tắc trên sẽ giúp mẹ chăm bé một cách tốt nhất nhé.

Bài Viết Liên Quan

Khám phá cách nấu bột ăn dặm ngon cho bé cùng Vinamilk